Banner tiếng Việt
Vietnamese English

Tổng kết Dự án “Thúc đẩy tiếp cận công lý về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cùng cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình"

Đăng lúc: Thứ hai - 06/02/2023 16:18 - Người đăng bài viết: admin
Tổng kết dự án

Tổng kết dự án

Dự án “Thúc đẩy tiếp cận công lý về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cùng cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình” được Quỹ Thúc đẩy sáng kiến tư pháp – Bộ Tư pháp, do Liên minh châu Âu tài trợ và điều phối bởi Oxfam tại Việt Nam.

 
Dự án được thực hiện từ 01/6/2019 đến 31/12/2020 tại 5 xã miền núi của huyện Quảng Ninh và huyện Lệ thủy, gồm xã Trường Sơn, Trường Xuân, Ngân Thủy, Kim Thủy và Lâm Thủy.

Mục đích dự án: Nhằm giảm ít nhất 30% vụ bạo lực trên cơ sở giới và vụ việc vi phạm luật HN-GD với phụ nữ DTTS.   

Mục tiêu cụ thể: 
1) Hình thành được Ban vận động thúc đẩy thành lập tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện được ra đời có đủ năng lực với ít nhất 5 TVV-PL, 15 CTV trợ giúp pháp lý và 25 TNV ở cộng đồng; 2) Ít nhất 80% phụ nữ và trẻ em gái (từ 15 -55 tuổi) DTTS có nhận thức và biết xử lý tình huống BLGD, bất bình đẳng giới, và vi phạm luật HN-GD theo pháp luật; 3) Trợ giúp được ít nhất 95% vụ việc BLGD, vi phạm luật với phụ nữ, trẻ em gái DTTS khi được phát hiện; 4) Tư liệu hóa và phổ biến bài học kinh nghiệm về thúc đẩy BDG và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, HN-GD. 

Kết quả dự án đạt được:
- Dự án đã thành lập được ban vân động gồm các thành viên BQL dự án với 47 thành viên cộng tác viên và tình nguyện viên cộng đồng tham gia tổ chức mạng lưới TVPL tự nguyện tại 5 xã dự án. Các thành viên đã được tham gia tập huấn nâng cao năng lực về kĩ năng tư vấn và truyền thông pháp luật. Các thành viên đã trực tiếp tham gia tư vấn và tổ chức truyền thông cho cộng đồng.
- Đã hoàn thành 200% so với kế hoạch. Có 56/56 cuộc truyền thông được thực hiện với 2600 (kế hoạch 1300 người) người được nâng cao nhận thức và biết xử lý tình huống về bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới và vi phạm luật HN-GĐ. Trong đó 1843 nữ và trẻ em, 2176 dân tộc và 2015 người nghèo.
- Dự án đạt  hơn so với kế hoạch. Dự án tư vấn cho 457 người, đạt 109,5% so với số người có nhu cầu trợ giúp pháp lý khi được phát hiện. 
- Các báo cáo nghiên cứu và các tài liệu dự án được lưu trữ bằng file mềm và các bản in theo kế hoạch. Các câu chuyện điển hình được xây dựng thành các video đặc sắc và được chia sẻ trong các hội thảo, trên mạng xã hội.
Lợi ích và hiệu quả dự án mang lại:
- Dự án đã triển khai thực hiện trong 19 tháng và tác động tới 3057 người hưởng lợi, thông qua 2600 người được truyền thông và 457 người được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, trong đó chiếm hơn 70,88% nữ, 83,9% dân tộc Vân Kiều và 77,5 người nghèo và cận nghèo. So với kế hoạch mục tiêu dự án đạt được hiệu quả rất cao, số người hưởng lợi từ dự án gấp đôi so với kế hoạch. Các hoạt động dự án thực hiện đạt chất lượng và kịp tiến độ. Dự án đã triển khai thực hiện đến tận các bản vùng sâu vùng xa của 5 xã dự án ở huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, nơi mà người dân rất ít có cơ hội để tiếp cận pháp luật như luật Bình đẳng giới, Hôn nhân và gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình.
- Dự án đã huy động sự tham gia tự nguyện của cán bộ địa phương, trưởng bản, bí thư chi bộ trong mạng lưới tư vấn pháp luật cộng đồng. Việc tham gia tự nguyện của họ đã góp phần giảm bớt chi phí quản lý, chi phí gián tiếp trong quá trình thực hiện dự án. Các buổi truyền thông và tư vấn pháp luật lưu động được thực hiện với sự hỗ trợ, hợp tác của văn phòng luật sư ở địa phương, chi nhánh Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Bình tại huyện. Điều này thể hiện rằng dự án đã sử dụng chuyên môn và kinh nghiệm địa phương, đồng thời tiết kiệm được một phần chi phí thực hiện dự án thay vì phải thuê chuyên gia từ bên ngoài.
- Dự án đã trực tiếp nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các nội dung liên quan về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình và đồng thời cộng đồng được hỗ trợ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhiều trường hợp gặp khó khăn vướng mắc liên quan pháp lý ở địa phương. 
- Kết quả hoạt động dự án đã tác động đến thay đổi nhận thức của cộng đồng và giảm bớt các vấn đề xảy ra trong cộng đồng về bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình và các vấn đề về hôn nhân gia đình như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thực hiện thủ tục kết hôn, ly hôn theo pháp luật. Nâng cao vai trò của người phụ nữ dân tộc trong gia đình và xã hội. Xóa bỏ các định kiến đối với phụ nữ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. 
- Người hưởng lợi có cơ hội tiếp cận được với hệ thống tư pháp địa phương từ các cấp thông qua các hoạt động của dự án như Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, văn phòng luật sư, và cán bộ tư pháp cơ sở. Qua đó giúp người hưởng lợi tăng cường các mối quan hệ trong quá trình thực hiện dự án và cả sau khi dự án kết thúc.


Tác động dự án:
- Theo báo cáo đánh giá cuối kì cũng cho thấy các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm luật với phụ nữ có xu hướng giảm cả về số lượng và tần suất của các hành vi sau khi thực hiện dự án. Kết quả phân tích số liệu cho thấy tỷ lệ người trả lời bảng hỏi có trải nghiệm bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập giảm từ 17% trước khi thực hiện dự án xuống còn 3%; tỷ lệ người trả lời có trải nghiệm về việc bị lăng mạ, cố ý xúc phạm, chửi mắng giảm từ 58% xuống 24%; các hành vi bạo lực gia đình khác cũng có xu hướng giảm giữa trước và sau khi thực hiện dự án. Trong khoảng thời gian từ 9/2019 đến 9/2020, tất cả những người được phỏng vấn cho rằng rất ít gặp các hành vi bạo lực gia đình. Không còn trường hợp nào thường xuyên gặp phải các hành vi bạo lực gia đình như thời gian từ tháng 9 năm 2019 trở về trước.
Tính bền vững dự án:
- Dự án triển khai thực hiện hoàn toàn phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và chủ trương và chính sách hiện hành của tỉnh về trợ giúp pháp lý, điều này sẽ thúc đẩy tính bền vững của dự án. Dự án trong quá trình triển khai dự án đã kết nối các hoạt động phối hợp giữa các Mạng lưới tư vấn pháp luật cộng đồng xã với Trung tâm trợ giúp pháp luật nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp), qua đó giúp tăng cường mối quan hệ của thành viên mạng lưới địa phương với Trung tâm. Trung tâm TGPLNN tỉnh cũng đã có ý kiến cam kết trong các hội thảo lồng ghép sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực và thường xuyên liên hệ với các thành viên mạng lưới xã để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cộng đồng sau khi dự án kết thúc. 
- Chính quyền cấp huyện và xã cam kết tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giảm bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương. Đội ngũ cán bộ liên quan ở cấp huyện, xã, thôn tham gia mạng lưới dự án cho rằng họ đủ năng lực và tự tin để thực hiện truyền thông, tư vấn pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho người dân. Việc dự án tài liệu hóa các bài học, các tài liệu hướng dẫn này cũng là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tính bền vững của dự án.
Những bài học kinh nghiệm dự án:
Về nội dung thực hiện dự án:
Huy động sự tham gia của cán bộ cơ sở và các nòng cốt, người có uy tín tại cộng đồng tham gia hoạt động dự án giúp cho hoạt động dự án hiệu quả hơn. Đặc biệt huy động các nòng cốt là người dân tộc thiểu số tham gia tình nguyện trong các hoạt động dự án tại cộng đồng.
Hoạt  động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cần có sự phối hợp với cán bộ cơ sở để khảo sát xác định nhu cầu của cộng đồng trước khi thực hiện trợ giúp pháp luật. 
Lựa chọn địa điểm truyền thông và tư vấn pháp luật cần được thực hiện tận thôn bản sẽ huy động được sự tham gia đầy đủ của cộng đồng và giúp cho người dân tự tin hơn và dễ dàng chia sẻ mong muốn cần được hỗ trợ. 
Dự án áp dụng đa dạng các phương pháp truyền thông có hiệu quả gồm như thảo luận nhóm, trình chiếu hình ảnh, liên hệ câu chuyện thực tế, phương pháp truyền thông phong phú và phải thường xuyên liên tục giúp cho người dân tiếp thu các nội dung truyền thông tốt hơn. 
Xây dựng kế hoạch dự án cần được lồng ghép trong kế hoạch của địa phương giúp cho các hoạt động dự án được địa phương quan tâm và phối hợp triển khai thuận lợi.
Về trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền:
Sáng kiến phù hợp với chủ trương chính sách và nhu cầu của cộng đồng địa phương nên đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền ở địa phương. 
Dự án đã được UBND tỉnh sớm có văn bản đồng ý cho phép triển khai dự án đúng tiến độ. Chính quyền các xã tham gia phối hợp kịp thời và ra quyết định thành lập các mạng lưới tư vấn pháp luật cộng đồng để thực hiện, qua đó giúp cho dự án triển khai thuận lợi trong khu vực các xã thuộc khu vực biên giới. Tuy nhiên UBND tỉnh không thực hiện Phê duyệt tiếp nhận viện trợ do dự án thuộc nguồn vốn ODA theo quy định phải do cơ quan trung ương phê duyệt. Do đó đây là khó khăn vướng mắc để các đơn vị thực hiện chế độ hoàn thuế tại địa phương. 
Dự án đã đóng góp vào nâng cao nhận thức kiến thức và trách nhiệm xã hội cho nhiều văn phòng luật sư, cán bộ làm công tác tư pháp địa phương trong việc hỗ trợ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với nhóm yếu thế.
Về vai trò của Ban thư lý Quỹ JIFF:
Ban thư ký Quỹ JIFF đã thường xuyên hỗ trợ tư vấn và nâng cao năng lực cho các thành viên của Ban quản lý sáng kiến, qua đó giúp cho hoạt động dự án đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp với mục tiêu dự án đặt ra.
Đặc biệt các chuyến đi thực địa của Ban thư ký và các đợt kiểm toán cơ sở đã giúp rất nhiều cho các sáng kiến tháo gỡ kịp thời các khó khăn và thực hiện quản lý dự án theo đúng quy định của dự án.
Hệ thống báo cáo online của Dự án giúp cho các tổ chức thuận tiện cập nhật lưu trữ thông tin, tài liệu và trao đổi tương tác với Ban thư kí rất kịp thời. 
Về Ban quản lý sáng kiến RDPR:
Sáng kiến được triển khai trên địa bàn hoạt động của RDPR trong nhiều năm qua do đó khá thuận lợi để Ban quản lý dự án có thể sớm thiết lập mối liên hệ trong xây dựng kế hoạch hợp tác triển khai dự án với các địa phương.
Hoạt động dự án Quỹ JIFF giúp cho các thành viên sáng kiến được nâng cao năng lực về lĩnh vực tư pháp và mở rộng thêm các mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức và cơ quan trong hệ thống tư pháp tại địa phương. 
Thông qua hoạt động sáng kiến có cơ hội cho Ban quản lý dự án chia sẻ học hỏi kinh nghiệm từ các sáng kiến khác trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đối tượng yếu thế.


Một số đề xuất kiến nghị:
Đối với chính quyền địa phương:
Tiếp tục cung cấp giới thiệu thông tin của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình và thành viên của các mạng lưới tư vấn cộng đồng tới đông đảo người dân được biết để tiếp nhận sự hỗ trợ pháp lý sau khi dự án kết thúc. 
Cần huy động sự tham gia của nam giới trong các buổi truyền thông nói chung, trong đó bao gồm các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Có thể thực hiện tổ chức các buổi truyền thông dành riêng chọn nam giới thông qua các cuộc họp của đoàn thể địa phương. 
Xây dựng các chương trình lồng ghép phổ biến pháp luật trong hệ thống các đoàn thể để thực hiện phổ biến pháp luật. Mở rộng tới các địa bàn thôn bản ở vùng sâu vùng xa tại các xã để truyền thông cho cộng đồng do các thành viên mạng lưới phối hợp thực hiện.
Đối với Ban quản lý dự án JIFF và Bộ Tư pháp:
Có thêm các chương trình tài trợ hỗ trợ mở rộng cho cộng đồng tại các vùng vùng xa, đặc biệt quan tâm đến các chính sách hỗ trợ pháp luật cho trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ Sáng kiến hoàn thiện các thủ tục phê duyệt tiếp nhận viện trợ để thực hiện hoàn thuế đảm bảo quyền lợi cho đơn vị thực hiện sáng kiến.



 
Tác giả bài viết: BBT-RDPR
 

Kết nối cộng đồng

Videos