Banner tiếng Việt
Vietnamese English

Khảo sát xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP

Đăng lúc: Thứ tư - 21/01/2015 08:36 - Người đăng bài viết: admin
.

.

Quảng Bình là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065 km2, và đường bờ biển dài 116,04 km. Dọc theo bở biển của tỉnh có hàng ngàn diện tích đất cát là tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó khá phù hợp để phát triển nghề nuôi tôm trên cát.
Quảng Bình là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065 km2, và đường bờ biển dài 116,04 km. Dọc theo bở biển của tỉnh có hàng ngàn diện tích đất cát là tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó khá phù hợp để phát triển nghề nuôi tôm trên cát.
 

Hồ nuôi tại xã Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình

Hiện nay, nuôi tôm đang được người dân tại một số xã ven biển tỉnh Quảng Bình thực hiện và bước đầu đã cho những kết quả tích cực trong tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nuôi tôm tại Quảng Bình hiện nay cũng đang găp một số khó khăn liên quan đến kỹ thuật nuôi tôm sạch và có trách nhiệm xã hội theo các tiêu chuẩn VietGAP, do đó khó khăn tiếp cận trị trường tiêu thụ lớn và ổn định.

Nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển nuôi tôm bền vững và có trách nhiệm xã hội, Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo (RDPR) dự kiến sẽ thực hiện mô hình thí điểm nuôi tôm áp dụng VietGAP tại Quảng Bình. Đây là môt hoạt động thuộc khuôn khổ dự án “ Thúc đẩy chuỗi giá trị nuôi tôm có tham gia và nâng cao năng lực cho mạng lưới doanh nghiệp định hướng trách nhiệm xã hội tại tỉnh Quảng Bình” do tổ chức ICCO tài trợ.

Tháng 1/2015, đoàn khảo sát của RDPR cùng chuyên gia tư vấn của Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản đã tiến hành hoạt động khảo sát tại xã hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy về tình hình nuôi tôm tại các địa bàn hiện nay, cũng như lựa chọn hộ gia đình có đủ điều kiện để thực hiện mô hình tôm VietGAP.
 

Đoàn khảo sát đi thăm thực địa tại xã Ngư Thủy Bắc

Qua quá trình khảo sát, đoàn chuyên gia đã thu thập được các thông tin cũng như lựa chọn được 2 nhóm hộ nuôi tôm thực hiện mô hình thử nghiệm, bao gồm 1 nhóm hộ tại xã Ngư Thủy Bắc và 1 nhóm tại xã Hải Ninh. Dự kiến trong đầu năm 2015, dự án sẽ hỗ trợ các nhóm hộ nuôi tôm này nâng cấp, cải tạo cơ sở, đồng thời nâng cao năng lực và hỗ trợ giống, thức ăn, kỹ thuật cho các cơ sở nuôi nhằm đảm bảo mô hình nuôi thử nghiệm đáp ứng đẩy đủ 5 nội dung trong quy phạm VietGAPban hành: 1) Yêu cầu chung về hồ sơ pháp lý 2) Chất lượng an toàn và vệ sinh thực phẩm 3) Quản lý sức khỏe động vật thủy sản 4) Bảo vệ môi trường 5) Các khía cạnh kinh tế-xã hội, an toàn lao động, tạo thu nhập  và vấn đề cộng đồng.
 

Một hộ nuôi đang lấy mẫu tôm giới thiệu cho đoàn khảo sát

Việc xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp phần thúc đẩy áp dụng và nhân rộng quy trình theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời sẽ làm thúc đẩy chuỗi giá trị nuôi tôm và hỗ trợ ngành tôm tại địa phương phát triển bền vững.
Tác giả bài viết: Khánh Hà-RDPR
 

Kết nối cộng đồng

Videos