Tuyển dụng chuyên gia đánh giá cuối kỳ dự án “Thúc đẩy tiếp cận công lý về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cùng cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số tại Quảng Bình"

Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy tiếp cận công lý về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cùng cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số tại Quảng Bình", Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR) cần tuyển 1 chuyên gia Đánh giá cuối kỳ dự án “Thúc đẩy tiếp cận công lý về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cùng cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số tại Quảng Bình”.
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
 
Nhiệm vụ tư vấn: Đánh giá cuối kỳ dự án Thúc đẩy tiếp cận công lý về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cùng cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số tại Quảng Bình” 
Chịu trách nhiệm trước: Giám đốc dự án
Giám sát: Ban quản lý dự án
Vùng Dự án: 5 xã dự án gồm xã Trường Sơn, Trường Xuân huyện Quảng Ninh và xã Ngân Thủy, Kim Thủy và Lâm Thủy huyện Lệ Thủy.
 
  1. Thông tin chung
Năm xã dân tộc thiểu số (DT-TS) miền núi huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy là nơi sinh sống của 12.676 người, có 74% là đồng bào Vân Kiều, thuộc nhóm xã đặc biệt khó khăn có hơn 60% là hộ nghèo và cận nghèo. Với truyền thống phụ hệ, người phụ nữ DT-TS chịu nhiều hình thức bất bình đẳng về giới trong đời sống hôn nhân và gia đình (HN-GD), chịu nhiều hình thức bạo lực gia đình (BL-GD). Trong tháng 10-11/2018, qua phỏng vấn cán bộ bản, có tới 70% phụ nữ DTTS không biết đọc biết viết tiếng phổ thông. Các hiện tượng tảo hôn, tục nối dây, đa thê vẫn phổ biến trong cộng đồng Vân Kiều. Phụ nữ vẫn thường xuyên bị bạo lực thể xác và tinh thần. Phụ nữ không tiếp cận được thông tin pháp luật về quyền được bảo vệ bằng Luật HN-GD, luật bình đẳng giới (BDG) và luật phòng chống BL-GD. Họ không được TG-PL phù hợp kể cả quá trình tư pháp công bằng khi có việc giải quyết ở tòa án do những rào cản của phụ nữ về địa lý, ngôn ngữ, mặc cảm giới và tập tục cũng như năng lực hiện tại của ngành tư pháp địa phương. Theo UBND tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ các cặp tảo hôn trong DTTS chiếm 7% trong 2014, hôn nhân cận huyết 0,6%. Trong 6 tháng đầu năm 2018 có 319 vụ ly hôn, trong đó 70% lý do là bạo lực. Trong các loại bạo lực, thì 81% là các vụ bạo lực thể xác. Những rào cản này là nguyên nhân khiến phụ nữ DT-TS không được hưởng đầy đủ các quyền của mình và các kết quả của thành tựu Đổi mới kinh tế xã hội.
Dự án “Thúc đẩy tiếp cận công lý về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cùng cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số tại Quảng Bình” là một trong 14 sáng kiến tư pháp được Quỹ JIFF tài trợ lần thứ nhất với chủ đề bình đẳng giới và gia đình do Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR) thực hiện bắt đầu từ tháng 6/2019 đến tháng 10/2020 tại 5 xã dự án gồm xã Trường Sơn, Trường Xuân huyện Quảng Ninh và xã Ngân Thủy, Kim Thủy và Lâm Thủy huyện Lệ Thủy nhằm tham gia tác động vào các vấn đề nêu trên.
Mục đích dự án là giảm ít nhất 30% vụ bạo lực trên cơ sở giới và vụ việc vi phạm luật HN-GD với phụ nữ DTTS.
Mục tiêu cụ thể, gồm:
  1. Hình thành được Ban vận động thúc đẩy thành lập tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện được ra đời có đủ năng lực với ít nhất 5 TVV-PL, 15 CTV trợ giúp pháp lý và 25 TNV ở cộng đồng.
  2. Ít nhất 80% phụ nữ và trẻ em gái (từ 15 -55 tuổi) DTTS có nhận thức và biết xử lý tình huống BLGD, bất bình đẳng giới, và vi phạm luật HN-GD theo pháp luật.
  3. Trợ giúp được ít nhất 95% vụ việc BLGD, vi phạm luật với phụ nữ, trẻ em gái DTTS khi được phát hiện.
  4. Tư liệu hóa và phổ biến bài học kinh nghiệm về thúc đẩy BDG và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, HN-GD.
Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động dự án, Ban quản lý dự án cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn để thực hiện đánh giá cuối kỳ dự án. Tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với nhóm cán bộ phụ trách của dự án. Các quyết định liên quan đến lập kế hoạch, nội dung và quy trình thực hiện sẽ được đưa ra sau khi có sự trao đổi phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý dự án RDPR và chuyên gia tư vấn.
  1. Mục tiêu của nhiệm vụ tư vấn:       
Mục tiêu chung của hoạt động đánh giá này nhằm rà soát xác định được mục tiêu và kết quả dự án đã đạt được và những tác động của dự án đến bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới đối với nhóm đối tượng dự án tác động gồm phụ nữ/nam giới dân tộc thiểu số và trẻ em gái.
Mục tiêu cụ thể của cuộc đánh giá cuối dự án được đặt ra như sau:
  1. Tính phù hợp của dự án với nhu cầu cộng đồng và bối cảnh chính sách địa phương.
  2. Mức độ hoàn thành mục tiêu và các kết quả dự kiến.
  3. Tác động tới cộng đồng và phụ nữ trong thực hiện và hưởng thụ kết quả dự án.
  4. Đưa ra các bài học kinh nghiệm, kiến nghị giải pháp duy trì hoạt động dự án và tổ chức trợ giúp pháp lý bền vững khi dự án kết thúc.
  1. Nhiệm vụ chung của tư vấn:
    • Chuẩn bị và đệ trình bản đề cương nghiên cứu cụ thể và đề cương báo cáo cho dự án để được thống nhất về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Bản đề cương phải bao hàm tất cả các lĩnh vực liên quan đến chuyến nghiên cứu, bao gồm mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, đề cương báo cáo cáo, khung thời gian và hỗ trợ hậu cần.
    • Chuẩn bị các công cụ phục vụ nghiên cứu như phiếu điều tra, bảng câu hỏi, các bảng biểu thu thập thông tin đối với cá nhân và tổ chức tiếp cận nghiên cứu và cần lưu ý đến yếu tố giới và dân tộc.
    • Thực hiện vai trò tư vấn chính cho hoạt động triển khai nghiên cứu điều tra tại hiện trường và tiến hành theo phương pháp có sự tham gia.
    • Tư vấn tập huấn cho điều tra viên địa phương về thu thập thông tin định tính và định lượng để tham gia hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này ở hiện trường.
    • Phối hợp với các đối tác liên quan, chính quyền địa phương để thu thập các thông tin hiện có.
    • Dự thảo báo cáo về các kết quả chính của đợt khảo sát sẽ được gửi tới Ban quản lý dự án để nhận được ý kiến đóng góp. Sau đó tư vấn sẽ hoàn chỉnh báo cáo dựa trên các phản hồi nhận được.
    • Trình bày các kết quả chính của đợt khảo sát trước các đối tác liên quan của dự án tại hội thảo tổng kết dự án nhằm thu thập các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh báo cáo.
  2. Các kết quả cần tạo ra và bàn giao của hoạt động tư vấn:
  1. Đề cương nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và đề cương báo cáo.
  2. Công cụ nghiên cứu và hướng dẫn thu thập thông tin.
  3. Các bộ số liệu định tính và định lượng đã thu thập.
  4. Báo cáo nghiên cứu theo cấu trúc được thỏa thuận và các phụ lục.
  1. Các đối tác liên quan:
Tư vấn sẽ làm việc chặt chẽ với BQLDA, cán bộ dự án và các đối tác của dự án ở các cấp, chính quyền địa phương các cấp, cộng đồng người dân trong vùng dự án.
  1. Tổng số ngày tư vấn:
Tổng số ngày công tư vấn là 10 ngày, bao gồm chuẩn bị tài liệu, viết báo cáo và đi hiện trường.
  1. Quy định về chi trả thù lao:
Mức thù lao tư vấn được trả theo quy định của dự án.
  1. Thời gian tư vấn và địa điểm:
  • Thời gian thực hiện tư vấn dự kiến: Từ ngày 01-11 tháng 10 năm 2020.
  • Địa điểm làm việc: Tại văn phòng RDPR, tại 2 huyện và xã Trường Sơn, Trường Xuân (huyện Quảng Ninh) và xã Ngân Thủy, Kim Thủy và Lâm Thủy (huyện Lệ Thủy) của tỉnh Quảng Bình.
  1. Hậu cần và các vấn đề khác:
  • BQLDA là cơ quan đầu mối trong việc trao đổi thông tin với bên ngoài, với các đối tác của dự án và hỗ trợ tư vấn trong việc thu thập thông tin liên quan trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
  • Nghiên cứu được coi là hoàn chỉnh khi bản báo cáo cuối cùng trình Ban QLDA được thông qua.
  • Tất cả các báo cáo và tài liệu liên quan do tư vấn soạn thảo trong khuôn khổ nhiệm vụ này đều thuộc quyền sở hữu của RDPR.
  1. Yêu cầu đối với tư vấn:
Để thực hiện nhiệm vụ này, đề xuất sẽ hợp tác với một chuyên gia tư vấn chính có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn và bình đẳng giới và có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu.
Chuyên gia tư vấn phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cụ thể như sau:
  1. Có bằng thạc sỹ trở lên về các chuyên ngành liên quan được đề cập trên và ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, bình đẳng giới.
  2. Có hiểu biết và kinh nghiệm làm việc tại các xã dự án huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và cách tiếp cận cộng đồng, đặc biệt với cộng đồng dân tộc thiểu số.
  3. Có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu, điều tra và sử dụng các phương pháp thống kê.
  4. Có kỹ năng phân tích dữ liệu, tổng hợp và đưa ra khuyến nghị.
  5. Có kiến thức về các dự án phát triển cộng đồng, bình đẳng giới.
  6. Có kinh nghiệm sử dụng phương pháp có sự tham gia và công cụ nghiên cứu phát triển.
  7. Có kinh nghiệm làm việc với chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng.
  1. Hồ sơ ứng tuyển:
Ứng viên có quan tâm, xin vui lòng gửi Hồ sơ theo địa chỉ email: rdpr.fund@gmail.com, hoặc trực tiếp gửi các văn bản trên đến văn phòng Quỹ Phát triển Nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, tại địa chỉ Tiểu khu 7, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, SĐT: 0232 3872465. Hạn nộp hồ sơ trước 17h ngày 20/9/2020.
  1.  Hồ sơ bao gồm:
- Thư ứng tuyển
- Sơ yếu lý lịch (hoặc CV) của chuyên gia (bản tiếng anh hoặc tiếng việt).
- Đề xuất trước bản đề cương thực hiện, đề cương báo cáo và kế hoạch công việc.
- Dự toán kinh phí (bao gồm cả chi phí đi lại, ăn ở nếu có).
Ban quản lý dự án sẽ đánh giá Hồ sơ và trực tiếp liên hệ, trao đổi cụ thể với ứng viên phù hợp TOR trên.
 

Tác giả bài viết: BBT RDPR