Banner tiếng Việt
Vietnamese English

Tuyển chuyên gia đánh giá cuối kỳ

Đăng lúc: Thứ sáu - 15/03/2024 10:04 - Người đăng bài viết: admin
Tuyển chuyên gia đánh giá cuối kỳ

Tuyển chuyên gia đánh giá cuối kỳ



THÔNG BÁO TUYỂN TƯ VẤN
 
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Nhiệm vụ tư vấn: Thực hiện đánh giá cuối kỳ dự án “Tăng cường tiếp cận pháp luật và đảm bảo quyền tham gia của phụ nữ, người nghèo và người dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thông qua thúc đẩy thực thi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Bình”
 
  1. Thông tin chung
Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (Quỹ JIFF) là một trong hai hợp phần của Chương trình “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam”, gọi tắt là “Chương trình EU JULE” được thực hiện trên cơ sở Hiệp định Tài chính số DCI-ASIE/2014/037-404 đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu ngày 2 tháng 12 năm 2015 và cụ thể hóa tại Quyết định số 2218/QĐ-BTP ngày 18 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Dự án “Tăng cường tiếp cận pháp luật và đảm bảo quyền tham gia của phụ nữ, người nghèo và người dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thông qua thúc đẩy thực thi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Bình” do Quỹ JIFF tài trợ và Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo huyện Quảng Ninh thực hiện từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024. Dự án hỗ trợ thúc đẩy thực thi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở (LTHDCCS) có hiệu lực từ 01/7/2023 thông qua hỗ trợ nâng cao nhận thức pháp luật và tư vấn pháp lý, thúc đẩy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia góp ý, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tổ chức giám sát và hưởng thụ các chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương do pháp luật đảm bảo cho phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số. Thực hiện góp ý đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện Luật THDCCS tại tỉnh Quảng Bình. Dự án thực hiện hướng tới 3 mục tiêu cụ thể sau: 1) Nâng cao nhận thức pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân và các bên liên quan thực hiện dân chủ ở cơ sở; 2) Tăng cường tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý thực hiện Luật THDCCS cho cộng đồng; 3) Góp ý văn bản chính sách pháp luật triển khai thực hiện Luật THDCCS.
Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động dự án, Ban quản lý dự án cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn để thực hiện đánh giá cuối kỳ dự án. Tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với nhóm cán bộ phụ trách của dự án. Các quyết định liên quan đến lập kế hoạch, nội dung và quy trình thực hiện sẽ được đưa ra sau khi có sự trao đổi phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý dự án RDPR và chuyên gia tư vấn.
  1. Mục tiêu nghiên cứu khảo sát cuối kỳ:       
Mục tiêu chung của hoạt động đánh giá này nhằm rà soát xác định được mục tiêu và kết quả dự án đã đạt được và những tác động của dự án đến thực hiện Luật THDCCS tại sáu xã vùng dự án.
Mục tiêu cụ thể của cuộc đánh giá cuối dự án được đặt ra như sau:
a)         Tính phù hợp của dự án với nhu cầu cộng đồng và bối cảnh chính sách địa phương.
b)         Mức độ hoàn thành mục tiêu và các kết quả dự kiến.
c)         Tác động tới đối tượng hưởng lợi, đặc biệt là phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số trong thực hiện và hưởng thụ kết quả dự án.
d)         Đưa ra các bài học kinh nghiệm, kiến nghị giải pháp duy trì hoạt động dự án và tổ chức trợ giúp pháp lý bền vững khi dự án kết thúc.
Nhiệm vụ chung của tư vấn:
  • Chuẩn bị và đệ trình bản đề cương nghiên cứu cụ thể và đề cương báo cáo cho dự án để được thống nhất về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Bản đề cương phải bao hàm tất cả các lĩnh vực liên quan đến chuyến nghiên cứu, bao gồm mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, đề cương báo cáo cáo, khung thời gian và hỗ trợ hậu cần.
  • Chuẩn bị các công cụ phục vụ nghiên cứu như phiếu điều tra, bảng câu hỏi, các bảng biểu thu thập thông tin đối với cá nhân và tổ chức tiếp cận nghiên cứu và cần lưu ý đến yếu tố giới và dân tộc.
  • Thực hiện vai trò tư vấn chính cho hoạt động triển khai nghiên cứu điều tra tại hiện trường và tiến hành theo phương pháp có sự tham gia.
  • Tư vấn tập huấn cho điều tra viên địa phương về thu thập thông tin định tính và định lượng để tham gia hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này ở hiện trường.
  • Phối hợp với các đối tác liên quan, chính quyền địa phương để thu thập các thông tin hiện có.
  • Dự thảo báo cáo về các kết quả chính của đợt khảo sát sẽ được gửi tới Ban quản lý dự án để nhận được ý kiến đóng góp. Sau đó tư vấn sẽ hoàn chỉnh báo cáo dựa trên các phản hồi nhận được.
  • Trình bày các kết quả chính của đợt khảo sát trước các đối tác liên quan của dự án tại hội thảo tổng kết dự án nhằm thu thập các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh báo cáo.
  1. Các kết quả cần tạo ra và bàn giao của hoạt động tư vấn:
  1. Đề cương kế hoạch nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và đề cương báo cáo.
  2. Công cụ nghiên cứu và hướng dẫn thu thập thông tin.
  3. Các bộ số liệu định tính và định lượng đã thu thập và xử lý.
  4. Báo cáo nghiên cứu theo cấu trúc được thỏa thuận và các phụ lục. 
  1. Các đối tác liên quan:
Tư vấn sẽ làm việc chặt chẽ với BQLDA, cán bộ dự án và các đối tác của dự án ở các cấp, chính quyền địa phương các cấp, cộng đồng người dân trong vùng dự án.
  1. Tổng số ngày tư vấn:
Tổng số ngày công tư vấn không quá 15 ngày, bao gồm chuẩn bị tài liệu, viết báo cáo và đi hiện trường.
  1. Quy định về chi trả thù lao:
Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên kinh nghiệm làm việc của tư vấn và không vượt quá định mức của quỹ JIFF. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận và thống nhất với BQLDA.
  1. Thời gian tư vấn và địa điểm:
  • Thời gian thực hiện tư vấn khảo sát tại hiện trường dự kiến: Từ 15/4-21/4/2024.
  • Địa điểm làm việc: Tại văn phòng RDPR, một số cơ quan ở tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Ninh và các dự án: xã Trường Sơn, Trường Xuân, Vạn Ninh, Hiền Ninh, Hàm Ninh, Tân Ninh.
  1. Hậu cần và các vấn đề khác:
    • BQLDA là cơ quan đầu mối trong việc trao đổi thông tin với bên ngoài, với các đối tác của dự án và hỗ trợ tư vấn trong việc thu thập thông tin liên quan trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
    • Nghiên cứu khảo sát cuối kỳ được coi là hoàn chỉnh khi bản báo cáo cuối cùng trình Ban QLDA được thông qua.
    • Tất cả các báo cáo và tài liệu liên quan do tư vấn soạn thảo trong khuôn khổ nhiệm vụ này đều thuộc quyền sở hữu của RDPR.
  2. Yêu cầu đối với tư vấn:
Để thực hiện nhiệm vụ này, đề xuất sẽ hợp tác với nhóm chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn, xã hội học, luật học và bình đẳng giới và có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu.
Chuyên gia tư vấn phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cụ thể như sau:
  1. Có bằng thạc sỹ trở lên về các chuyên ngành liên quan được đề cập trên và ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, bình đẳng giới.
  2. Có hiểu biết và kinh nghiệm làm việc tại vùng dự án và cách tiếp cận cộng đồng, đặc biệt với cộng đồng dân tộc thiểu số.
  3. Có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu, điều tra và sử dụng các phương pháp thống kê.
  4. Có kỹ năng phân tích dữ liệu, tổng hợp và đưa ra khuyến nghị.
  5. Có kiến thức về các dự án phát triển cộng đồng, bình đẳng giới.
  6. Có kinh nghiệm sử dụng phương pháp có sự tham gia và công cụ nghiên cứu phát triển.
  7. Có kinh nghiệm làm việc với chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng.
  1. Hồ sơ ứng tuyển:
Ứng viên có quan tâm, xin vui lòng gửi Hồ sơ theo địa chỉ email: rdpr.fund@gmail.com, hoặc trực tiếp gửi các văn bản trên đến văn phòng Quỹ Phát triển Nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, tại địa chỉ Tiểu khu 7, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, SĐT: 0232 3872465. Hạn nộp hồ sơ trước 17h ngày 01/4/2023.
  1.  Hồ sơ bao gồm:
- Thư ứng tuyển
- Sơ yếu lý lịch (hoặc CV) của chuyên gia (bản tiếng việt).
- Đề xuất trước bản đề cương thực hiện, đề cương báo cáo và kế hoạch thực hiện tư vấn kháo sát.
Ban quản lý dự án sẽ đánh giá Hồ sơ và trực tiếp liên hệ, trao đổi cụ thể với ứng viên phù hợp TOR trên.

Tác giả bài viết: BBT-RDPR
 

Kết nối cộng đồng

Videos